Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Mỏ sét ở Hà Nam

Giới thiệu chung Điều kiện tự nhiên  
Mỏ sét ở Hà Nam
Mỏ sét xi măng Khả Phong ở huyện Kim Bảng là mỏ đá sét công nghiệp phân bố trong trầm tích biển thuộc hệ tầng Hải Hưng. Sét tạo thành dải dài 2600m, rộng trung bình 250m. Mỏ gồm hai khu (1 và 2). Sét kết màu xám đen, xám tro, đôi khi phớt xanh.
1. Mỏ sét xi măng Thanh Tân
Mỏ sét xi măng Thanh Tân ở huyện Thanh Liêm chứa sét phân bố trong lớp aluvi sông Đáy, mặt cắt chứa sét từ dưới lên gồm 3 lớp:
  • Lớp sét tạp sắc màu nâu xám, xám đen lẫn mùn thực vật, chưa rõ chiều dày;
  • Lớp sét màu tạp sắc vàng xám hoặc vàng tươi, dày 0,7- 3,3m, ngấm ít hydrôxyt sắt, mịn dẻo đạt yêu cầu sản xuất xi măng;
  • Lớp sét màu nâu nhạt, dưới chuyển sang vàng, dày 0,7- 2,5m, tương đối dẻo, hạt nhỏ đến trung bình, có giá trị công nghiệp.
Thành phần sét trong mỏ gồm SiO2 59,49%, Al2O3 17,78%, F2O37,27%,…Mỏ sét Thanh Tân có trữ lượng tiềm năng khoảng 2,224 triệu tấn.
2. Mỏ sét xi măng  Khả Phong
Mỏ sét xi măng  Khả Phong ở huyện Kim Bảng là mỏ đá sét công nghiệp phân bố trong trầm tích biển thuộc hệ tầng Hải Hưng. Sét tạo thành dải dài 2600m, rộng trung bình 250m. Mỏ gồm hai khu (1 và 2). Sét kết màu xám đen, xám tro, đôi khi phớt xanh. Trên mặt màu vàng và màu nâu sẫm do phong hóa. Khoáng vật sét chiếm 70%. Thành phần hóa học của sét gồm CaO 0,63- 4%, MgO 3%,…
Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 21,453 triệu tấn.
 
3. Mỏ sét xi măng Đồng Ao
Mỏ sét xi măng Đồng Ao ở huyện Thanh Liêm chứa sét phân bố trong  trầm tích aluvi sông Đáy. Từ trên xuống gồm 3 lớp:
  • Sét đen, xám đen, lẫn nhiều vụn thực vật có các ổ cát dày 0,2- 1,8m;
  • Sét tạp sắc (nâu xám, xám xanh, xám tro, xám trắng), hạt mịn, dẻo, ít tạp chất, dày 0,3- 1,3m nằm ngang. Đây là lớp sét có giá trị công nghiệp.
  • Sét màu nâu, có kết hạch silic, dày 0,2-2m có giá trị công nghiệp.
Mỏ sét phân bố ở hai khu vực: Khu Trung Đồng với lớp sét dài  975m, rộng 225m-600m, dày 2,6m và khu Trung Thứ có lớp sét dài 1950m rộng 800-1300m, dày 0,5-1,7m. Thành phần sét bao gồm SiO2 60,24 – 60,35%, Al2O3 17,39-17,52%, F2O3 5,09 -5,94%,…
Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 4,406 triệu tấn.
 
4. Mỏ sét gạch gói Ba Sao
Mỏ sét gạch gói Ba Sao ở huyện Kim Bảng là mỏ sét có nguồn gốc đầm lầy ven biển, phân bố ở vùng đồi Ba Sao theo phương tây bắc-đông nam, dài 4,5km, rộng 1,5 km. Có 4 lớp sét, trong đó có hai lớp công nghiệp (lớp 2 và 4) với tổng chiều dày hơn 10m. Khoáng vật sét 59,64%, thành phần lớp 2 gồm SiO2 37,97 – 59%, Al2O3 17-18,02%, F2O3 9,35%,…
Trữ lượng tiềm năng của mỏ là 20,834 triệu tấn.
5. Mỏ sét gạch ngói Yên Kinh
 
Mỏ sét gạch ngói Yên Kinh (Xuân Khuê) ở huyện Lý Nhân chứa sét nằm trong trầm tích hệ tầng Thái Bình có dạng lớp mỏng, nằm ngang, phân bố trong diện rộng, dày 0,5- 10m. Sét màu nâu gụ lẫn cát hạt nhỏ, độ dẻo và độ mịn chưa cao nhưng sản xuất ngói được. Hiện mỏ đã được khai thác để sản xuất gạch ngói với sản lượng 6 triệu viên/năm.
Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 1 triệu m3.
6. Mỏ sét gạch Duy Hải
Mỏ sét gạch Duy Hải ở huyện Duy Tiên có sét nằm trong trầm tích sông, thuộc hệ tầng Thái Bình. Sét dạng lớp mỏng, nằm ngang phân bố trên diện rộng 4,5 km2, dày 1,2- 3m. Sét màu nhũ gụ lẫn cát hạt nhỏ. Độ dẻo và mịn chưa cao nhưng có thể sản xuất ngói được. Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 7 triệu m3.
 
7. Mỏ sét gạch ngói Thụy Lôi
Mỏ sét gạch ngói Thụy Lôi ở huyện Kim Bảng với sét phân bố trong trầm tích hệ tầng Hải Hưng, dày 2100m, rộng 1100- 1530m, dày 1,4- 3m. Sét có màu xám xanh, xám tro, đôi khi phớt xanh. Trên mặt màu vàng và nâu sẫm do phong hóa. Trữ lượng tiềm năng khoảng 5 triệu m3.
 
8. Các mỏ sét khá
 Mỏ sét gạch ngói Phủ Lý ở huyện Thanh Liêm là mỏ có những lớp sét được khai thác để sản xuất gạch ngói lộ trên bề mặt với diện tích vài km2 trong các trầm tích bở rời thuộc hệ tầng Thái Bình. Đây là mỏ nhỏ.
 
Sét gốm Đồng Vănở huyện Duy Tiên có sét lộ trên bề mặt, dày 1,5m, phủ trên tầng sét là cát màu xám đen chứa tàn tích thực vật, có thể dùng sản xuất gạch ngói và cốm thô.

Ngoài sét Hà Nam có có nhiều nguyên liệu cát. Điển hình là mỏ cát kết Khe Non ở huyện Thanh Liêm nằm trong trầm tích lục nguyên cát bội kết, sét kết của hạ tầng Tân Lạc. Thành phần hóa học gồm  SiO2 66,48- 87,72%, Al2O3 5,3 – 13,46%, F2O3 2,31- 7,09%,… Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 19,220 triệu tấn, là một trong những mỏ cát lớn