Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi

Giới thiệu chung Lịch sử - Văn hóa  
Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi
9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn này nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ “Cửu”. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.

  

Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.

Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.

Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”.

 


Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.
Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng

Cũng chẳng ai biết 9 chiếc giếng này có tự bao giờ, chỉ biết khi sinh ra họ đã thấy và được nghe ông cha kể về sự tích của chúng.

Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.


Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, sự tích 9 giếng mắt rồng không có sử sách nào ghi chép lại mà do người trong làng truyền miệng cho nhau đời này qua đời khác.


Tương truyền, xa xưa, làng Đọi Sơn xảy ra một cuộc đại hạn hán kéo dài trong nhiều năm liền. Những cánh đồng, làng mạc đều khô cằn vì thiếu nước, đói khát, mất mùa triền miên.

Mặc dù người dân trong làng đã mời thầy về lập đàn cầu mưa nhưng vẫn vô vọng. Nạn hạn hán tiếp tục hoành hành, khiến cây cỏ héo khô, đất cằn cỗi… khiến người dân trong làng phải bỏ xứ mà đi tìm “miên đất mới”.


Các cụ cao niên trong làng cũng cho biết, trong thời kỳ kháng chiến, để tránh những trận càn quét của quân địch, bộ đội ta đã đào hầm xuyên qua núi Đọi, thông đến các giếng mắt rồng lấy nước để sinh hoạt
Các cụ cao niên trong làng cũng cho biết, trong thời kỳ kháng chiến, để tránh những trận càn quét của quân địch, bộ đội ta đã đào hầm xuyên qua núi Đọi, thông đến các giếng mắt rồng lấy nước để sinh hoạt

Nhưng chính lúc người dân bỏ đi nhiều nhất, trong một đêm tối, mây đen bắt đầu kéo đến đen kịt cả một vùng, gió bắt đầu nổi lên, từ trong những đám mây đen, người dân nhìn thấy 9 con rồng không biết từ đâu xuất hiện và bắt đầu phun mưa ngập trắng chân núi Đọi, cứu cả dân làng thoát khỏi trận hạn hạn lịch sử. Sau 9 ngày 9 đêm, 9 con rồng nhất loạt dừng lại và hóa thân thành 9 chiếc giếng nằm rải rác quanh chân núi Đọi.

Theo cụ Đinh Trọng Tế, một cao niên ở Đọi Nhất, xã Đọi Sơn cho biết: “Cả 9 chiếc giếng ở đây tượng trưng cho 9 mắt của 9 con rồng thiêng xưa kia đã phun mưa cứu cả làng khỏi nạn hạn hán. Dưới giếng có những hòn đá nổi lô nhô được xem là những cái vảy và móng rồng...”.


Ở đình Thánh Cả trên đỉnh núi Đọi nằm trong đình cũng có một cái giếng mắt rồng chứa đầy bí ẩn. Vì nằm trong đình nên quanh năm chiếc giếng này được đóng kín. Mặc dù nằm trên cao, nhưng chiếc giếng này quanh năm đầy nước và thường xuyên đùn lên ùng ục nguồn nước nóng ấm vào mùa đông.

Hàng chục chiếc máy bơm cắm xuống giếng như chưa bao giờ thấy cạn
Hàng chục chiếc máy bơm cắm xuống giếng như chưa bao giờ thấy cạn
 

Còn ở xóm Thái Bình, thôn Đọi Nhất có một giếng rồng được gọi là giếng sống, miệng chiếc giếng có đường kính khoảng 2 mét, sâu 3 mét. Điều đặc biệt nhất là lượng nước dưới giếng rất ít, chỉ sâu 60cm, nhưng với hơn 30 chiếc máy bơm của các hộ dân bơm cả ngày lẫn đêm nhưng lượng nước trong giếng không bao giờ vơi đi đến một đốt ngón tay.

Điều đặc biệt ở những chiếc giếng này dù cắm hàng trăm máy bơm phục vụ nước cho cả làng nhưng giếng chưa bao giờ cạn. Hiện một số giếng mắt rồng là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ người dân sống xung quanh núi Đọi. Có giếng được cắm hàng chục máy bơm hút nước ngày đêm nhưng nước giếng vẫn không hề cạn.

Nhiều người đặt câu hỏi, 9 con rồng phải có 18 giếng nước - tương ứng với 18 mắt? Người làng cũng kể rằng, năm 2003, cố Giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Trần Quốc Vượng đã đến Đọi Sơn tìm hiểu về 9 mắt rồng nhưng cũng chưa đưa ra được lời lý giải nào.

Các cụ cao niên trong làng cũng cho biết, trong thời kỳ kháng chiến, để tránh những trận càn quét của quân địch, bộ đội ta đã đào hầm xuyên qua núi Đọi, thông đến các giếng mắt rồng lấy nước để sinh hoạt. Trong số 9 chiếc giếng, do tác động của con người, thời gian và chiến tranh, có 1 chiếc đã bị san lấp, người dân nơi đây gọi là giếng rồng mù./.


Nguồn tin: dantri.com.vn