Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp (gồm: nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình...

Thông tin cần biết  
Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp (gồm: nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh)

Trình tự thực hiện:

- Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với các huyện chưa thành lập Trung tâm hành chính công).

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

- Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin đầy đủ và phù hợp, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Nhận kết quả: Cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.

Hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng thương tật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Hồ sơ do công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;

* Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong ngày

Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Phí, lệ phí: Không

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định 136/2013/NĐ-CP  ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.


Tin liên quan