Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Một số mỏ đá vôi và đôlômit chính

Giới thiệu chung Điều kiện tự nhiên  
Một số mỏ đá vôi và đôlômit chính
Ở phía đông nam, đá vôi công nghiệp ở dạng thấu kính xen trong đôlômít. Đá có màu trắng xám, xám sẫm. Thành phần đá vôi gồm: CaO 52,96%, MgO 2,39%, SiO¬2: 0,41%...
1. Mỏ đá vôi xi măng Bút Phong
Mỏ đá vôi xi măng Bút Phong ở huyện Kim Bảng có đặc điểm địa chất là đá vôi phân lớp dày 0,7- 1,2m chứa các ổ, dãy đá vôi đôlômit dày tới 700m. Chiều dày đá vôi công nghiệp là 300m. Thành phần CaO 52,62%, SiO2: 2,55%... Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 130,751 triệu tấn và thuộc loại mỏ lớn.
 
2. Mỏ đá vôi xi măng Hồng Sơn
Đá vôi xi măng Hồng Sơn ở huyện Kim Bảng là mỏ đá vôi xi măng này nằm trên dải đá vôi hệ tầng Đồng Giao, dài 600 mét, rộng 400 mét, từ dưới lên gồm có 5 lớp:
  • Đá vôi đen chưa rõ chiều dày;
  • Đá vôi xám đen, xám trắng lộ thành 2 khối, dày 500 mét;
  • Đá vôi chứa đôlômít, dày 5 mét;
  • Đá vôi chứa nhiều đôlômít dày 10 mét;
  • Đá vôi đôlômít.
Thành phần đá vôi tại đây gồm: CaO 53,96%, MgO 0,42%... Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 61,706 triệu tấn.
 
3. Mỏ đá vôi xi măng Đồng Ao
Mỏ đá vôi xi măng Đồng Ao ở huyện Thanh Liêm là những dải đá vôi dài tới 1200m, rộng 50- 500m. Phần đá vôi công nghiệp phân bố ở sườn Tây Bắc của dải dày trên 600m, rộng nhất 300m. Ở phía đông nam, đá vôi công nghiệp ở dạng thấu kính xen trong đôlômít. Đá có màu trắng xám, xám sẫm. Thành phần đá vôi gồm: CaO 52,96%, MgO 2,39%, SiO­2: 0,41%... Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 12,433 triệu tấn.
 
4. Mỏ đá vôi xi măng Thanh Tân
Mỏ đá vôi xi măng Thanh Tân ở huyện Thanh Liêm là một phần dải đá vôi phân bố ở hai khu núi Mốc và núi Đá Giãi. Diện phân bố đá vôi tại Đá Giãi dài khoảng 570m, rộng 100-370m. Đá vôi màu trắng xám, rắn chắc, có khi có những thấu kinh đôlômít. Thành phần đá vôi gồm: CaO 53,30%, MgO 2,05%... Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 5,388 triệu tấn.
 
5. Mỏ đá vôi hóa chất Kiện Khê
Mỏ đá vôi hóa chất Kiện Khê ở huyện Thanh Liêm là mỏ đá vôi lộ trong vùng đồng bằng. Diện tích đã thăm dò dài khoảng 500m, rộng 100m. Đây là mỏ đá vôi công nghiệp (đá vôi sạch), màu xám, màu xanh, hoặc xám trắng có hàm lượng Calcit > 95%. Thành phần gồm CaO: 54,23- 54,25%, MgO: 0,61- 0,55%. Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 2,222 triệu tấn.
 
6. Mỏ đá vôi hóa chất Thanh Sơn
Mỏ đá vôi hóa chất Thanh Sơn ở huyện Kim Bảng là khu mỏ nằm gần rìa tây Công ty Xi măng Bút Sơn, với tổng diện tích 3km2. Mỏ là dải núi đá cacbonat kéo dài theo phương bắc – nam, phân bố ở độ cao 70- 326m, nằm trong hậ tầng Đồng Giao. Thành phần đá vôi gồm: CaO 54,30- 55,19%, MgO: 0,57- 0,85%, SiO2: 0,13- 0,71%. Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 163,084 triệu tấn đá cho công nghiệp hóa chất, 414,428 triệu tấn cho công nghiệp xi măng và khoảng 12,463 triệu tấn đá cho xây dựng.
 
7. Đá vôi hóa chất Thanh Nghị
Đá vôi hóa chất Thanh Nghị ở huyện Thanh Liêm là khu mỏ nằm sát bờ phải sông Đáy, cách quốc lộ 1A gần 1,5km. Đá vôi lộ ra từ độ cao 7,5- trên 180 m tạo ra những núi vách dốc, kéo dài theo phương kinh tuyến. Đá vôi ở đây thuộc hệ Đồng Giao, chia thành 3 tầng đá vôi công nghiệp:
  • Đá vôi hóa chất (đá vôi sạch): Calcit 90-98%, đôlômít 0-3%, CaO 55,04- 55,33%; MgO 0,41- 0,80%; SiO2 0,05-0,16%…
  • Đá vôi xi măng: Calcit 90-95%; đôlômít 3- 5%; các khoáng vật khác nhỏ hơn 5%, CaO 53,89- 54,94%; MgO 1,16- 1,43%; SiO2 0,09- 0,20%,…
  • Đá vôi xây dựng có tỷ lệ nhỏ hơn gồm các đá đôlômít, đôlômít- vôi màu xám tro, xám đen; kiến trúc hạt mịn nhỏ; cấu tạo phân lớp hoặc dạng thấu kính.
Mỏ có trữ lượng tiềm năng 154,610 triệu tấn (công nghiệp hóa chất); 59,725 triệu tấn (công nghiệp xi măng); 0,337 triệu tấn (đá xây dựng). Đây là một mỏ đá vôi lớn.
 
8. Đá vôi xây dựng Hà Nam
Đá vôi xây dựng Hà Nam (Thanh Nghị) ở huyện Thanh Liêm là khu mỏ trong hệ tầng Đồng Giao. Thành phần gồm đá vôi phân lớp dày, đôlômít bị cà nát mạnh, đá vôi voi bị đôlômit hóa. Thân quặng đá vôi có độ hạt nhỏ 0,1 – 0,3 mm. Thành phần gồm CaO 52,55%, MgO 2,3%; HO 1.15%. Trữ lượng tiềm năng của mỏ khoảng 1,004 tấn (mỏ lớn).
 
9. Mỏ đôlômit Bút Sơn
Mỏ đôlômit Bút Sơn ở huyện Kim Bảng là mỏ đôlômit trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao, tạo thành chỏm đồi thấp sườn thoải. Đôlômit thành tạo dưới dạng thấu kính gồm nhiều lớp. Mỏ gồm 3 khu vực: Hạnh Lâm, Bút Sơn và Tân Sơn. Trữ lượng tập trung chủ yếu ở Bút Sơn 51%, rồi đến Tân Sơn 33% và Hạnh Lâm chỉ có 16%.
Có hai loại đôlômit:
  • Đôlômít rắn chắc, hạt trung đến mịn, máu xám đen;
  • Đôlômít phong hóa phân bố ở trên mặt.
Đôlômit có thể sử  dụng trong công nghiệp thủy tinh. Thành phần đôlômit ở đây gồm MgO 19,3% - 22,68%, CaO 28,81% - 33,31%, HO 0,21 – 1,16%. Mỏ có trữ lượng tiềm năng khoảng 36,142 triệu tấn (mỏ lớn).