Skip Ribbon Commands
Skip to main content

UBND thị xã Duy Tiên chú trọng công tác chuyển đổi số

Thông tin cần biết  
UBND thị xã Duy Tiên chú trọng công tác chuyển đổi số
Hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu suất và tiện ích của các dịch vụ công. Từ việc cung cấp dịch vụ trực tuyến cho đến quản lý dữ liệu và tự động hóa quy trình, chuyển đổi số đã và đang thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước; chuyển đổi số cũng mang lại sự minh bạch và truyền thông tốt hơn trong các quy trình, thủ tục hành chính. Các dữ liệu, thông tin được quản lý và chia sẻ một cách an toàn, hiệu quả thông qua hệ thống quản lý dữ liệu và hồ sơ điện tử. Điều này không chỉ tăng cường sự minh bạch của quy trình, mà còn tạo điều kiện cho sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Qua đó tăng cường hiệu quả, giảm thiểu thủ tục hành chính, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, UBND thị xã Duy Tiên luôn chú trọng, quan tâm tới tới công tác này.

Cùng với ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn UBND thị xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin tuyên tuyền về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số tỉnh Hà Nam trên hệ thống truyền thanh của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã, Đài truyền thanh các xã, phường, cổng thông tin điện tử của thị xã nhằm phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn về ý nghĩa vai trò, lợi ích của triển khai chuyển đổi số. Trong năm 2023, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã, đài truyền thanh các xã, phường, cổng thông tin điện tử thị xã đưa khoảng 256 lượt tin bài, xây dựng 48 chuyên mục tuyên truyền về cải cách hành chính, chính quyền số, chuyển đổi số, năm 2023 khoảng 120 tin, bài ... Bên cạnh đó, các cơ quan đơn vị, các xã, phường còn sử dụng các nền tảng xã hội để tuyên truyền qua: Nhóm Zalo của các tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn, lồng ghép tuyên truyền trong các hội nghị chuyên môn của các cơ quan, đơn vị.

Công tác Bồi dưỡng tập huấn về công tác chuyển đổi số được thị xã đặc biệt coi trọng: Tập huấn về sử dụng phần mềm quản lý văn bản, ký số, sử dụng hệ thống phần mềm một cửa theo hướng cầm tay chỉ việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị: 16 xã, phường 12 cơ quan, đơn vị của thị xã được tập huấn, với số lượng cán bộ công chức tham gia tập huấn là 355 lượt cán bộ; Tập huấn cho trên 300 thành viên tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn và cộng tác viên tại 03 đơn vị chọn làm thí điểm thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn xã Mộc Bắc, phường Yên Bắc, phường Hòa Mạc; 16/16 xã, phường thành lập tổ cộng nghệ số cộng đồng cấp xã với 80 thành viên; 106/106 thôn, tổ dân phố thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với 530 thành viên; đôn đốc 115 lãnh đạo, cán bộ các xã, phường tham gia và hoàn thành lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyên thông tổ chức (từ 09/9/2022- 31/10/2022). Kết quả 100% các học viên đạt kết quả cao và được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học; Tập huấn cho 650 học viên tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn trên địa bàn thị xã chia làm 04 cụm (Chuyên Ngoại, Hoàng Đông, Yên Nam, Mộc Nam); Tập huấn cho gần 500 học viên là cán bộ công chức, viên chức tham gia lớp tập huấn về chuyển đổi số theo kế hoạch triển khai Đề án 06/CP Khóa 1, Khóa II, kết quả 93,8% học viên tham gia, đạt kết quả cao và hoàn thành khóa đào tạo, hiện nay tiếp tục chỉ đạo đôn đốc đăng ký bổ sung cán bộ, công chức viên chức tham gia đào tạo về chuyển đổi số theo Kế hoạch triển khai Đề án 06/CP.

Từ sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, công tác chuyển đổi số đã đạt được những kết quả khá toàn diện như:

Trong lĩnh vực Xây dựng chính quyền số

Tình hình gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số:  Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường sử dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, thực hiện nghiêm túc các quy trình xử lý văn bản đi, đến, thực hiện ký số văn bản trên hệ thống. Đến nay, các cán bộ, công chức, viên chức đều thực hiện gửi nhận, xử lý văn bản trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành giúp giải quyết công việc nhanh chóng, thuận lợi. Năm 2023 tổng số văn bản đã cập nhật lên mạng nội bộ phục vụ cho khai thác 12641 văn bản (gồm 5935 văn bản đến, ban hành 6706 đi), bao gồm các nội dung chỉ đạo, điều hành về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của thị xã và của tỉnh. Các hồ sơ điện tử được nộp vào lưu trữ cơ quan trên hệ thống QLVB&ĐH/Tổng số hồ sơ (gồm hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy) được lưu trữ tại cơ quan trong năm theo quy định về lưu trữ. Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ ký số văn bản điện tử của toàn thị xã đạt 6504/6706 văn bản =  96,98% ;  100% CCVC sử dụng hòm thư điện tử công vụ của tỉnh @hanam.gov.vn để gửi nhận văn bản và trao đổi công việc; 100% cán bộ công chức cấp xã được cấp tài khoản và sử dụng thường xuyên Hệ thống QLVB&ĐH/Tổng số CBCC tại cấp xã.

Hệ thống một cửa tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến:  Ủy ban nhân dân thị xã Duy Tiên chỉ đạo tiến hành rà soát các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện và cấp xã đề nghị sở Thông tin và Truyền thông tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình đủ điều kiện lên Cổng dịch vụ công Quốc gia cụ thể như sau: Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện là 210 TTHC, trong đó một phần: 53 dịch vụ, toàn trình: 157 dịch vụ; Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã là 115 trong đó một phần: 34 TTHC, Toàn trình: 81);  Tỷ lệ hồ sơ được thanh toán trực tuyến trong giải quyết TTHC ; UBND thị xã Duy Tiên đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp thanh toán trực tuyến 100% thủ tục hành chính toàn trình có phát sinh phí trên Hệ thống dịch vụ công của tỉnh; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường phối hợp với ngân hàng lập tài khoản ngân hàng phục vụ việc tích hợp thanh toán trực tuyến. UBND thị xã đã có công văn đề nghị Sở thông tin truyền thông và VNPT hỗ trợ tích hợp. Đang thực hiện ký hợp đồng và khởi tạo hệ thống với VNPT về việc thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ VNPT pay. Tổng số hồ sơ giải quyết TTHC toàn thị xã từ 01/01/ 2023 đến nay tiếp nhận 25.155 hồ sơ; đã trả kết quả 25120 hồ sơ, tiếp nhận trực tuyến: 25107 hồ sơ = 99,81%; hồ sơ thanh toán trực tuyến: 21091/21812 hồ sơ = 96,69%. Cụ thể như sau: Tại thị xã tiếp nhận 1998 hồ sơ, hồ sơ nộp trực tuyến: 1957 hồ sơ = 97,95%, hồ sơ thanh toán trực tuyến 895/900 hồ sơ = 99,44%;  Cấp xã phường tiếp nhận 23.157 hồ sơ, hồ sơ nộp trực tuyến: 23.150 hồ sơ = 99,97%, hồ sơ thanh toán trực tuyến 20.912/20.196 hồ sơ = 96,58% (vượt chỉ tiêu).

Triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: Triển khai có hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống truyền hình trực tuyến thị xã gồm 18 điểm cầu được triển khai lắp đặt tại Văn phòng HĐND&UBND thị xã, Nhà Văn hoá trung tâm thị xã và 16 xã, phường. Đến nay, 100% xã, phường đã được hỗ trợ triển khai hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối 2 chiều từ Chính phủ về cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng, chống dịch Covid… góp phần nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành tiết kiệm thời gian, chi phí.

Hạ tầng số :100% cán bộ công chức thuộc UBND thị xã được trang bị máy vi tính, trên 90% công chức cấp xã, phường được trang bị máy tính (đến nay toàn thị xã có 341 máy vi tính các loại, trong đó cấp thị xã có 133 chiếc, cấp xã có 208 chiếc;  47 máy Scan). Máy tính của các cơ quan, đơn vị được kết nối Internet bằng đường truyền cáp quang FTTX tốc độ cao, tạo điều kiện cho các máy trạm truy cập nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm; Đã triển khai cấp chữ ký số cho Lãnh đạo UBND, các trưởng, phó các cơ quan chuyên môn, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, phường trên địa bàn thị xã, chữ ký số cho cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa tổng số 265 chữ ký số, cấp 32 chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường thuộc thị xã. Thu hồi 7 tài khoản, cấp 19 tài khoản phần mềm QLVB.

Nền tảng số: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vi, UBND các xã, phường tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh triển khai trong năm 2022, 2023 như sau: Cổng dịch vụ Công quốc gia; Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh; Sàn thương mại điện tử Voso.vn; Sàn thương mại điện tử Postmart.vn; Thanh toán điện tử.

Xã hội số: Xác định chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 lấy người dân làm trung tâm, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của thị xã phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông  hướng dẫn định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số như: Ứng dụng phục vụ liên lạc Zalo, hiện nay 100% tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã xây dựng nhóm Zalo, 100% các cơ quan, ban, ngành của thị xã, xã xây dựng nhóm Zalo để điều hành và triển khai công việc; Ứng dụng phục vụ xem truyền hình trực tuyến VTV Go của Đài Truyền hình Việt Nam; Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử…

 Kinh tế số: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng thêm phương thức kinh doanh, bán hàng trên Sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm của địa phương; cung cấp danh sách các hộ sản xuất nông nghiệp cho Bưu điện tỉnh, Chi nhánh Bưu chính Viettel để hỗ trợ, hướng dẫn đưa sản phẩm lên giao dịch trên các sàn thương mại điện tử; Chỉ đạo Phòng Kinh tế thị xã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn, Bưu điện tỉnh Hà Nam hướng dẫn, hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đổi mới phương thức kinh doanh, phát triển các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ nhanh giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian và đã đưa 12/13 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019-2020 (Khay tròn mây đan của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Ngọc Động, Sữa chua, Sữa chua nếp cẩm của Công ty cổ phẩn sữa Hà Nam; Sữa tươi thanh trùng, Sữa chua của hộ Ông Trần Ngọc Tú, Thôn Tường Thụy 2 xã Trác Văn; Sữa chua nếp cẩm, Sữa tươi thanh trùng của Công ty cổ phần sữa và giống bò sữa Mộc Bắc; Mứt táo xanh, Ngô Nếp tươi, Kẹo Sìu châu, Sấu chua ngọt của Chi nhánh công ty cổ phần thực phẩm Mai Chi tại Hà Nam…). Sản phẩm sữa chua nguyên Kem của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Mục Đồng đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2022. Các sản phẩm sản phẩm của thị xã đã được công nhận OCOP cấp tỉnh được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử http://postmart.vn, Voso và được tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, đưa các sản phẩm lên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo…; Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt qua các hệ thống như  MyViettel; Viettel monney; VNPT money.

Nguồn nhân lực : UBND thị xã hiện có 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực Thông tin và Truyền thông thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin, kiêm quản trị mạng; trình độ chuyên môn Đại học chuyên ngành CNTT; Hàng năm, cán bộ quản trị mạng chuyên trách công nghệ thông tin được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin. 100% cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan đơn vị, ủy ban nhân dân các xã, phường có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

An toàn thông tin: Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 75/KH- UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng chính phủ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin; bố trí cán bộ trực tiếp phụ trách an toàn thông tin; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc, phần mềm gián điệp cho máy tính; triển khai các giải pháp lưu nhật ký đối với các hệ thống thông tin quan trọng; Xây dựng các phương án, kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của các hệ thống thông tin; sẵn sàng khôi phục hoạt động của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

Thời gian tới, UBND thị xã xác định tp tục khai thác hiệu quả nền tảng số đã được đầu tư, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, ứng dụng chuyển đổi số để tăng chất lượng thông tin; tăng cườngChuyển đổi nhận thức, phát triển nhân lực; Tiếp tục Phát triển xã hội số, Xác định chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm; tập trung Phát triển kinh tế số và Phát triển các ứng dụng, dịch vụ,../.