Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hương vị quê nhà: Cơm nắm muối vừng

Giới thiệu chung Lịch sử - Văn hóa  
Hương vị quê nhà: Cơm nắm muối vừng
Không biết người Việt mình đã ăn cơm nắm từ bao giờ. Có điều với người xưa kia cơm nắm thường gắn với người có viêc phải đi xa.
Không biết người Việt mình đã ăn cơm nắm từ bao giờ. Có điều với người xưa kia cơm nắm thường gắn với người có viêc phải đi xa. Nắm cơm nắm mang theo ăn dọc đường như một món ăn nhanh, vừa no vừa ngon lành bổ dưỡng, đỡ “sểnh nhà ra thất nghiệp” tốn tiền quà.

Miếng cơm trắng phau, đưa lên chưa tới miệng đã ngửi thấy mùi hương gạo mới, vị ngon của phù sa, cả vị đậm của mồ hôi người mẹ, người vợ. Miếng cơm nắm bé nhỏ nhưng chứa đựng hình bóng quê nhà. Những lúc ấy, miếng cơm nắm quý giá vô cùng, như là miếng “ngọc thực” giữa chốn trần gian vậy.
 
Cơm nắm thường ăn với muối vừng, như thế sẽ tôn được cái vị riêng. Nhưng ăn với ruốc, với giò, chả… cũng ngon chẳng kém gì. Nắm cơm tròn tròn, dẹt dẹt, được xếp thành thành từng miếng nhỏ lại dài, đều tăm tắp như xếp hàng chứ không được bẻ. Khi ăn phải cầm bằng tay mà chấm vào muối vừng. Chớ có gắp bằng đũa không đúng kiểu, lại vừa mất hương vị riêng.
Cơm nắm chỉ đơn giản là gạo được nấu thành cơm rồi được nắm lại. Thế nhưng để có được một nắm cơm trắng tinh, mềm, dẻo và bùi lại không hề đơn giản.
Nấu cơm để nắm thành nắm không giống như nấu cơm ăn hằng ngày, nghĩa là cơm sẽ phải nát hơn một chút thì khi nắm mới dẻo. Dụng cụ để nắm cơm cũng rất đơn giản, chỉ là một mảnh vải trắng thun có độ co giãn. Cứ một muôi cơm là thành một nắm. Đặc biệt, phải nắm lúc nóng thì mới được, để nguội, cơm sẽ rời rạc và không dẻo nữa. Lúc nắm phải chắc tay, day thật đều để cơm mềm ra.
Theo Công an TP HCM